Năng lượng mặt trời – Biến ánh nắng thành tiền tiết kiệm
Theo một báo cáo trong năm 2019 của VnExpress, giá điện bán lẻ bình quân đã tăng 9 lần từ năm 2009 đến năm 2018, với ghi nhận mức tăng giá đến hơn 15% trong năm 2011. Báo cáo này cho thấy tác động của tăng giá điện có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí sản xuất của các chủ doanh nghiệp, qua đó tăng giá thành lên vai người tiêu dùng và hơn hết, đã làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP toàn quốc.
Giá điện Việt Nam tăng qua các năm
Công ty Cổ Phần Giải Pháp Năng Lượng Thông Minh Việt Nam – Singapore (VSSES) cũng đã tiến hành một nghiên cứu nhỏ về sự thay đổi giá điện của EVN đối với nhóm khách hàng sản xuất trong một thập kỷ qua tại Việt Nam. Kết quả cho thấy giá điện bình quân trong ngành sản xuất đã tăng 5% mỗi năm tính từ năm 2010 đến 2020.
Chi phí tăng cao từ việc sử dụng duy nhất nguồn điện EVN
Trên thực tế, nếu các chủ doanh nghiệp không hành động khi mà chi phí điện tăng dần, họ sẽ ngày càng phải chi trả nhiều hơn. Ví dụ, nếu một chủ doanh nghiệp tốn 100 triệu chi phí tiền điện cho 1 tháng sử dụng, trong một năm đã mất khoảng 1,2 tỉ đồng. Đến năm thứ 25, nếu giá EVN tăng khoảng 5% mỗi năm theo như kết quả nghiên cứu, thì đã tiêu tốn lũy tiến trên 57 tỉ đồng cho việc sử dụng điện, một số tiền khổng lồ đáng suy ngẫm.
Dù chỉ là ví dụ đơn thuần, vì nhiều doanh nghiệp trả tiền điện trong nhóm sản xuất sẽ xác nhận mức thanh toán tiền điện này lớn hơn rất nhiều, thậm chí có thể lên đến hàng tỉ đồng mỗi tháng.
Thật ra, cũng là lẽ thường tình khi mà chủ doanh nghiệp không quá quan tâm đến chi phí điện đang phải trả khi phải bận bộn với trăm công nghìn việc. Cũng chính vì thế, họ không nhận thấy giá điện đang tăng dần theo thời gian. Nếu giá điện EVN lại tăng trên mức 5% mỗi năm, ta có thể tưởng tượng số tiền tiêu hao của doanh nghiệp Việt Nam sẽ lớn biết chừng nào.
Đây là lúc doanh nghiệp Việt Nam cần thức tỉnh, và đã đến lúc hành động!
Đầu tư hệ thống điện mặt trời – Chi phí phải trả trước khi đạt lợi nhuận
Một điều đáng mừng là năng lượng mặt trời (NLMT) tại Việt Nam đang phát triển mạnh trong những năm vừa qua. Từ năm 2018, đã ghi nhận hàng nghìn dự án năng lượng mặt trời áp mái hoàn tất lắp đặt cho doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thương mại và công nghiệp. Ngay cả khi cơ chế biểu giá mua điện (FIT3) từ chính phủ chưa được công bố cũng như sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 tại Việt Nam, sự tăng trưởng của ngành năng lượng mặt trời áp mái vẫn khá ổn định. Điều đó cho thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng từ những lợi ích tài chính và ý nghĩa bảo vệ môi trường mà nó mang lại.
Tuy nhiên, mặc dù trở nên phổ biến, việc đầu tư hệ thống điện mặt trời không hề dễ dàng nếu doanh nghiệp phải tự bỏ tiền đầu tư.
Tại sao lại như thế? Bởi chi phí đầu tư ban đầu vẫn còn khá cao. Trong thời gian gần đây, chi phí đầu tư sở hữu một hệ thống năng lượng công suất 1 MWp, nhằm tạo ra 1,4 sản lượng điện hai chiều (AC) sẽ tốn gần 12 tỉ đồng. Đây là một số tiền lớn đối với một số doanh nghiệp. Theo đó, nếu doanh nghiệp này tiêu thụ 2 triệu kWh trong sản xuất vào ban ngày, và quyết định bỏ ra 12 tỉ đồng lắp đặt 1 MWp công suất NLMT, thì có thể tiết kiệm được 2,2 tỉ đồng tiền điện mỗi năm. Vậy sẽ mất trên 5,5 năm để doanh nghiệp hoàn vốn (trong trường hợp này, doanh nghiệp sử dụng 80% lượng điện tạo ra từ hệ thống NLMT và 20% sản lượng còn lại sẽ đẩy lên lưới điện quốc gia).
Hấp dẫn là vậy, thực tế thì phải mất khoảng 6 đến 8 năm, thậm chí có khi lâu hơn mới hòa vốn bởi những lý do như sau:
- Với việc sở hữu hệ thống NLMT, chủ doanh nghiệp phải tốn tiền vận hành và bảo trì (O&M), để đảm bảo hệ thống tạo ra sản lượng tối đa. Chi phí O&M này có xu hướng sẽ tăng mỗi năm dựa trên chi phí vật tư, thiết bị lắp đặt và nhân công, nhân lực.
- Khi hệ thống NLMT đẩy lượng điện dư lên lưới, chủ doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro “mất tiền” trong thời điểm mà giá mua điện (FIT) của chính phủ chưa công bố. Không chỉ vậy, giá FIT có xu hướng giảm dần theo thời gian. Cũng chính vì thế, chủ doanh nghiệp càng lúc càng khó kiếm được doanh thu từ sản lượng điện dư đẩy lưới, thời gian hòa vốn vì thế cũng sẽ lâu hơn.
Hợp đồng Mua Bán Điện – Miễn phí đầu tư, Tiết kiệm chi phí điện một cách Nhanh chóng, Dễ dàng
Thay vì đầu tư khối tiền để sở hữu hệ thống NLMT, với Hợp đồng Mua Bán Điện (PPA), chủ doanh nghiệp không cần phải tốn gì cả mà vẫn nhận được những lợi ích đến từ việc sử dụng năng lượng sạch.
PPA là đề xuất của một nhà đầu tư (Người Bán), vốn là chủ sở hữu và là người chịu toàn bộ chi phí lắp đặt, vận hành, bảo trì cho hệ thống NLMT. Ngược lại, chủ doanh nghiệp (Người Mua) sẽ trực tiếp tiêu thụ lượng điện tạo ra từ hệ thống với giá điện đề xuất thấp hơn so với giá điện hiện hữu đang mua từ Điện Lực. Dựa theo mức tiêu thụ của chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ đề xuất một giá điện có mức chiết khấu phù hợp để đôi bên cùng có lợi.
Ví dụ, một chủ đầu tư triển khai dự án NLMT áp mái cũng với công suất 1 MWp và đề xuất cho doanh nghiệp tiêu thụ toàn bộ điện tạo ra từ hệ thống mức chiết khấu là 20% thấp hơn so với giá điện hiện hữu, chủ doanh nghiệp sẽ chi trả 2,3 tỉ đồng cho chủ đầu tư thay vì 2,7 tỉ đồng cho EVN. Nói một cách ngắn gọn, Với PPA và một hệ thống NLMT 1 MWp được đầu tư bởi một bên thứ ba, chủ doanh nghiệp trên sẽ tiết kiệm khoảng 350 triệu đồng trong năm đầu tiên và sẽ lên đến 23 tỉ đồng lũy tiến sang năm thứ 25. Đây là một con số khá ấn tượng, khi mà chủ doanh nghiệp hoàn toàn không tốn chi phí hay nỗ lực gì để vận hành và bảo trì hệ thống NLMT.
Mặc dù mức tiết kiệm sẽ ít hơn so với việc sở hữu hẳn một hệ thống NLMT, PPA sẽ đảm bảo chi phí đầu tư, vận hành bảo dưỡng hệ thống sẽ luôn bằng 0 và không chứa rủi ro nào khi sử dụng hệ thống NLMT và đồng thời, mang đến cho chủ doanh nghiệp một khoảng tiết kiệm có giá trị cùng những lợi ích của hệ thống.
Chủ doanh nghiệp nên cân nhắc điều gì?
Bất kể sở hữu hẳn một hệ thống NLMT hay chọn một đề xuất PPA nhiều lợi nhuận, các chủ doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ điều kiện tài chính của mình và tính toán một cách lâu dài cho hai mươi năm tiếp theo. Nếu quyết định tự đầu tư và sở hữu hệ thống NLMT, để tăng nhanh thời gian hoàn vốn, họ sẽ phải tìm cách để giảm chi phí đầu tư mà vẫn phải đảm bảo chất lượng để hệ thống NLMT hoạt động một cách tốt nhất. Trong khi với PPA, lựa chọn sẽ trở nên vô cùng đơn giản khi mà họ chỉ phải chọn một đề xuất tốt nhất đến từ các chủ đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Là một công ty liên doanh giữa tập đoàn năng lượng Sembcorp Singapore, Tổng công ty Becamex IDC và VSIP, VSSES thừa hưởng kinh nghiệm triển khai các dự án NLMT áp mái theo tiêu chuẩn quốc tế cho các khách hàng khối thương mại, công nghiệp; và luôn hiểu rõ nhu cầu của thị trường nhằm đảm bảo giải pháp năng lượng đến tay chủ doanh nghiệp sẽ luôn được tối ưu hóa và phù hợp với nhu cầu từng khách hàng. Qua đó, cam kết của VSSES là mang đến cho khách hàng giải pháp năng lượng tốt nhất và mang lại lợi ích cao nhất, bất kể với tư cách là một nhà thầu xây dựng hay một chủ đầu tư.