VIỆT NAM SẼ THÍ ĐIỂM SÀN GIAO DỊCH CARBON TRONG 2025
I. CÁC GIAI ĐOẠN MỤC TIÊU Mục tiêu chung của Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam nhằm phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), tạo nguồn […]
I. CÁC GIAI ĐOẠN MỤC TIÊU
Mục tiêu chung của Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam nhằm phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), tạo nguồn tài chính mới cho cắt giảm phát thải. Theo mục 2 phần II Điều 1 Quyết định 232/QĐ-TTg, mục tiêu phát triển thị trường carbon tại Việt Nam như sau:
1. Giai đoạn trước tháng 6.2025
– Từng bước xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon và cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thí điểm sàn giao dịch carbon.
– Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tổ chức vận hành thị trường carbon.
– Năng lực quản lý, tổ chức vận hành thị trường carbon của cơ quan quản lý nhà nước, năng lực và nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đáp ứng việc sẵn sàng tham gia thị trường carbon.
2. Giai đoạn thí điểm từ tháng 6 2025 đến hết năm 2028
– Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ tổ chức vận hành thị trường carbon.
– Vận hành thí điểm sàn giao dịch carbon trong nước.
– Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ tổ chức vận hành thị trường carbon.
– Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, tổ chức vận hành thị trường cácbon của cơ quan quản lý nhà nước; năng lực và nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu khi thị trường carbon chính thức vận hành.
3. Vận hành chính thức từ năm 2029
– Chính thức vận hành sàn giao dịch carbon trong nước.
– Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật, cơ sở hạ tầng cho thị trường carbon; tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, tổ chức vận hành thị trường carbon của cơ quan quản lý nhà nước, năng lực và nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
II. HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG CARBON
Căn cứ mục 1 Phần III Điều 1 Quyết định 232/QĐ-TTg, hàng hóa trên thị trường carbon gồm 02 loại: hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon.
1. Hạn gạch phát thải khí nhà kính
– Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, hạn ngạch phát thải khí nhà kính là lượng khí nhà kính của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương. Các cơ sở có nghĩa vụ đảm bảo lượng phát thải phải ít hơn hoặc bằng lượng hạn ngạch đã được phân bổ.
– Trong trường hợp, cơ sở A phát thải vượt hạn ngạch phân bổ, cơ sở A có quyền tìm đến cơ sở B phát thải thấp hơn lượng hạn ngạch được phân bổ để mua hạn ngạch, bù đắp vào lượng hạn ngạch phát thải vượt mức.
– Hạn ngạch phát thải do Bộ Tài nguyên Môi trường phân bổ cho cơ sở thuộc danh mục phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo phương thức miễn phí và phương thức đấu giá. Thời gian đầu, hạn ngạch phát thải chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực lớn, sau đó mới mở rộng dần dần theo lộ trình.
– Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau: nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên; công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên; tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên; cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
2. Tín chỉ carbon
(ii) Tín chỉ carbon được xác nhận giao dịch trên thị trường, trong đó gồm:
– Tín chỉ carbon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước theo quy định của pháp luật.
– Tín chỉ carbon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế, gồm:
+ Tín chỉ carbon thu được từ Cơ chế phát triển sạch (CDM).
+ Tín chỉ carbon thu được từ Cơ chế tín chỉ chung (JCM).
+ Tín chỉ carbon thu được theo Cơ chế theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.
III. CHỦ THỂ THAM GIA GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG CARBON
1. Đối với giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính:
Các cơ sở thuộc Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
2. Đối với giao dịch tín chỉ carbon
– Các cơ sở thuộc Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
– Tổ chức thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước hoặc thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Tổ chức và cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon.
Đọc thêm: Những điều cần biết về tín chỉ carbon
IV.MỐI LIÊN HỆ GIUA SÀN GIAO DỊCH CARBON VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI
1. Sử dụng năng lượng mặt trời để giảm phát thải CO2
Năng lượng điện mặt trời là một trong những nguồn năng lượng tái tạo phổ biến và hiệu quả nhất trong việc giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt là CO2. Khi các dự án điện mặt trời được triển khai, chúng giúp thay thế các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (như than, dầu, khí), vốn là những nguồn phát thải CO2 chính. Mỗi tấn CO2 giảm được khi sử dụng điện mặt trời có thể được chứng nhận thông qua tín chỉ carbon, thể hiện sự giảm phát thải này có thể bù đắp cho lượng CO2 mà các tổ chức khác phát thải.
2. Thị trường carbon và năng lượng tái tạo
- Các dự án điện mặt trời có thể tạo ra tín chỉ carbon thông qua các cơ chế như CDM (Clean Development Mechanism) hoặc VCS (Verified Carbon Standard), chứng nhận sự giảm phát thải CO2. Những tín chỉ carbon này có thể được giao dịch trên các sàn giao dịch carbon. Các doanh nghiệp hoặc quốc gia muốn bù đắp phát thải CO2 của mình (để đạt các mục tiêu phát triển bền vững hoặc cam kết quốc tế) có thể mua tín chỉ carbon từ các dự án năng lượng tái tạo.
- Sàn giao dịch carbon đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp và quốc gia tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo để giảm phát thải. Các dự án năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời là “nguồn cung ứng” chính cho thị trường tín chỉ carbon, thay thế hiệu quả nguồn năng lượng hóa thạch, giảm thiểu lượng khí gây hiệu ứng nhà kính.
VSSES, doanh nghiệp tiên phong trong việc cung cấp giải pháp điện mặt trời áp mái cho các khu đô thị và khu công nghiệp, đã triển khai lắp đặt và vận hành nhiều dự án với tổng công suất lên đến hàng trăm MW, góp phần tích cực vào việc tạo ra tín chỉ carbon và thúc đẩy sự phát triển bền vững tại Việt Nam.