Những điều cần biết về Tín chỉ Carbon

Thị trường carbon được coi là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính và đang phát triển nhanh chóng về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng VSSES tìm hiểu về Tín chỉ Carbon và những tác động của Tín chỉ này đến với các doanh nghiệp. 

Tín chỉ Carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và cho phép chủ sở hữu được quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương.  Việc các quốc gia, trong đó có Việt Nam, thực hiện cắt giảm khí nhà kính hướng theo các cam kết khí hậu trước đây và đặc biệt là mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 theo thỏa thuận chung tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), đã hình thành thị trường carbon, nơi các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu đã cam kết.  

Có mấy loại thị trường Carbon chính?  

Có hai loại thị trường carbon chính là thị trường carbon bắt buộc và thị trường carbon tự nguyện.  

Tín chỉ Carbon tác động như thế nào đến các doanh nghiệp? 

Các công ty gây ô nhiễm được trao các khoản tín dụng cho phép họ thải một lượng đến một giới hạn nhất định. Giới hạn đó được giảm theo định kỳ. Trong khi đó, công ty cũng có thể bán bất kỳ khoản tín chỉ không cần thiết nào cho một công ty khác có nhu cầu.  Do đó, các công ty được khuyến khích gấp đôi để giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Đầu tiên, họ phải chi tiền cho các khoản tín chỉ bổ sung nếu lượng khí thải của họ vượt quá giới hạn. Thứ hai, họ có thể kiếm tiền bằng cách giảm lượng khí thải và bán các tín chỉ dư thừa của họ.  

Ví dụ, một công ty tạo ra 12 tấn khí thải trong khi giới hạn cho phép là 10 tấn, thì họ có thể mua lại 2 tín chỉ từ các công ty tạo khí thải thấp hơn mức giới hạn và có tín chỉ dư. Điều này được xác nhận bởi một bên thứ ba và các tín chỉ được cấp thông qua những nỗ lực này có thể được giao dịch trên thị trường carbon. 

Tại Việt Nam, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ chính thức vận hành vào năm 2028   

Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chi tiết việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozon và phát triển thị trường carbon. Dự thảo Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” được xây dựng trên cơ sở Nghị định 06/2022/NĐ-CP. Theo đó, nước ta tập trung thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025 và đặc biệt, từ năm 2028, nước ta sẽ vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức; quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường khu vực và thế giới.  

Để xem chi tiết các dự án được thực hiện bởi VSSES, mời quý doanh nghiệp tham khảo tại đây: https://vsses.com/vi/du-an/   

Liên hệ với VSSES ngay để tận hưởng nguồn năng lượng xanh với chi phí đầu tư 0 đồng.