SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRUNG HÒA CARBON (CARBON NEUTRALITY) & PHÁT THẢI RÒNG BẰNG 0 (NET ZERO)
Sự xuất hiện ngày càng phổ biến của các thuật ngữ như “Carbon Neutrality” và “Net Zero” cho thấy xu thế mới của thế giới hiện nay, khi ngày càng nhiều công ty cam kết thực hiện các mục tiêu bền vững về môi trường. Tuy nhiên, không ít người vẫn nhầm lẫn giữa hai […]
Sự xuất hiện ngày càng phổ biến của các thuật ngữ như “Carbon Neutrality” và “Net Zero” cho thấy xu thế mới của thế giới hiện nay, khi ngày càng nhiều công ty cam kết thực hiện các mục tiêu bền vững về môi trường. Tuy nhiên, không ít người vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vậy sự khác biệt giữa “Carbon Neutrality” và “Net Zero” là gì? Hãy cùng VSSES khám phá qua bài viết dưới đây.
I. TRUNG HÒA CARBON
1. Định nghĩa
Trung hòa carbon (carbon neutrality) là trạng thái cân bằng giữa lượng khí thải carbon được tạo ra và lượng carbon được hấp thụ bởi các bể chứa carbon. Hiểu đơn giản hơn, trung hòa carbon cũng có thể là việc giảm đáng kể lượng khí thải carbon ngay từ đầu. Các bể chứa carbon là những hệ thống có khả năng hấp thụ nhiều carbon hơn lượng chúng thải ra, chẳng hạn như rừng, đất, và đại dương. Những hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Theo Ủy ban Liên minh Châu Âu, các hệ thống hấp thụ carbon tự nhiên hiện đang loại bỏ khoảng 9,5 đến 11 tỷ tấn CO2 mỗi năm. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công nghệ nhân tạo nào đạt được khả năng loại bỏ carbon ở quy mô đủ lớn để đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu. Vì vậy, để đạt mục tiêu trung hòa carbon, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cách: giảm đáng kể lượng phát thải carbon xuống mức gần bằng 0 hoặc bù đắp lượng khí thải của mình thông qua việc mua tín chỉ carbon hoặc các chương trình bù đắp khí thải. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu quả năng lượng, và áp dụng các biện pháp giảm phát thải khác.
2. Trung hòa Carbon không có nghĩa là “Không Carbon” (Carbon-free)
Khi một sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức được gọi là “Carbon free”, có nghĩa là tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng, sản xuất và tiêu thụ của nó không tạo ra CO2 hoặc bất kỳ khí nhà kính nào khác. Điều này phải áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm tất cả các nguyên liệu thô, hậu cần và đóng gói. Trên thực tế, hiện tại chưa có ví dụ nào về các sản phẩm hoàn toàn không có carbon.
Ngược lại, bất kỳ công ty và bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể trở thành carbon-neutral. Có các tiêu chuẩn hiện hành để tính toán lượng khí thải và các công ty có thể hỗ trợ các dự án bù đắp carbon được chứng nhận để bù đắp lượng khí thải đã tính toán.
3. Tại sao cần hướng đến Trung hòa Carbon?
Theo báo cáo được đăng trên tạp chí Earth System Science Data, các nhà khoa học tính toán rằng trong thập niên qua (2012-2021), trung bình mỗi năm có 54 tỷ tấn carbon dioxide (CO2) được thải vào khí quyển, tương ứng khoảng 1.700 tấn/giây. Từ năm 2013 đến năm 2022, sự nóng lên của Trái Đất do hoạt động của con người gây ra đã khiến nhiệt độ tăng thêm 0,2 độ C mỗi thập kỷ. Điều này dẫn đến sự gia tăng hạn hán, lũ lụt và các tác động môi trường tiêu cực khác, gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Vì vậy, hành động để giảm khí thải carbon là việc làm mang tính cấp bách hiện nay.
II. PHÁT THẢI RÒNG BẰNG 0
1. Định nghĩa
“Net zero carbon” đề cập đến việc đạt được sự cân bằng tổng thể giữa lượng khí thải nhà kính được tạo ra và lượng khí thải nhà kính được loại bỏ khỏi bầu khí quyển. Net Zero Carbon có nghĩa là vẫn có thể tạo ra một số khí thải, miễn chúng được bù đắp bằng các quy trình giảm khí nhà kính đã có trong khí quyển. Ví dụ, có thể là trồng rừng mới hoặc các công nghệ rút bớt khí như thu giữ không khí trực tiếp. Càng nhiều khí thải được tạo ra, chúng ta càng cần loại bỏ nhiều carbon dioxide khỏi bầu khí quyển để đạt đến mục tiêu net zero carbon.
2. Tại sao Phát thải ròng bằng 0 quan trọng?
Giảm thiểu rủi ro khí tượng thủy văn
- Hạn hán: Ảnh hưởng đến chất lượng nước, sản xuất lương thực, giảm nguy cơ cháy rừng và tăng khả năng hấp thụ carbon của đất
- Lũ lụt: giảm nguy cơ trong các thảm họa lớn, góp phần ổn định tự nhiên
- Giảm diện tích đất bị khô hạn: hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C có thể làm giảm tới 2/3 diện tích đất toàn cầu bị khô hạn
Ổn định hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên
- Hỗ trợ cân bằng hệ sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực liên quan đến khí hậu.
Về khía cạnh kinh doanh
- Net-zero giúp giảm thiểu rủi ro khí hậu cho các cổ đông mà không làm gián đoạn đột ngột lợi nhuận ngắn hạn và mang lại lợi ích danh tiếng cho các công ty phục vụ khách hàng hoặc doanh nghiệp có ý thức về khí hậu.
III. SỰ KHÁC NHAU GIỮA “TRUNG HÒA CARBON” VÀ “PHÁT THẢI RÒNG BẰNG 0”?
IV.DOANH NGHIỆP NÊN HƯỚNG TỚI TRUNG HÒA CARBON HAY PHÁT THẢI RÒNG BẰNG 0?
Việc lựa chọn giữa Trung hòa Carbon (Carbon Neutrality) và Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero Emissions) phụ thuộc vào mục tiêu, nguồn lực và cam kết về môi trường của doanh nghiệp.
Hướng tới Carbon Neutrality là một bước khởi đầu tốt. Nếu doanh nghiệp tập trung giảm tối đa lượng khí thải carbon trước khi bù đắp, cách làm này về cơ bản tương tự như đạt được net zero.
Tuy nhiên, thuật ngữ net zero đã trở nên phổ biến hơn sau COP26 vì nó phù hợp với mục tiêu toàn cầu: giữ mức tăng nhiệt độ dưới 1,5°C. Net zero không chỉ là mục tiêu của một tổ chức mà là trạng thái mà nhân loại cần hướng tới trong tương lai.
Khác với Carbon Neutrality, Net Zero Emissions ưu tiên giảm lượng khí thải càng nhiều càng tốt (thường là 90-95%), chỉ dùng bù đắp cho lượng carbon nhỏ không thể loại bỏ.
Do đó, khi thực hiện các thay đổi về môi trường, nên cân nhắc hướng tới Net Zero Emissions. Dù vậy, ở thời điểm hiện tại, Carbon Neutrality là mục tiêu thực tế hơn và có thể là bước đệm quan trọng trên hành trình bảo vệ môi trường.
VSSES tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp điện năng lượng mặt trời áp mái, giúp doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giảm đáng kể lượng khí thải carbon. Với cam kết đồng hành cùng các tổ chức trên hành trình bảo vệ môi trường, các giải pháp của VSSES đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu trung hòa carbon và hướng tới Net Zero Emissions. Cùng VSSES, chúng ta không chỉ tạo dựng một tương lai bền vững mà còn góp phần xây dựng uy tín và trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp của bạn.
—————————————-
Để xem chi tiết các dự án được thực hiện bởi VSSES, mời quý doanh nghiệp tham khảo tại đây: https://vsses.com/vi/du-an/
Liên hệ với VSSES ngay để tận hưởng nguồn năng lượng xanh với chi phí đầu tư 0 đồng.