Mang Điện Mặt Trời Mái Nhà Tới Gần Hơn Tới Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Việt Nam
Ngày 12/7 vừa qua, VSSES phối hợp với VSIP, EVN PECC3 và Coral Future, tổ chức hội thảo Điện Mặt trời Áp mái: Giải pháp xanh tối ưu chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất nhằm nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp sản xuất tại VSIP về Điện Mặt trời mái nhà.
Ngày 12/7 vừa qua, VSSES phối hợp với VSIP, EVN PECC3 và Coral Future, tổ chức hội thảo Điện Mặt trời Áp mái: Giải pháp xanh tối ưu chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất. Sự kiện có sự tham dự của các đại diện đến từ 30 doanh nghiệp sản xuất tại VSIP Bình Dương.
Sự kiện cho thấy chuyển đổi sang điện mặt trời là một trong các giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thích ứng với bối cảnh hiện giờ khi các đối tác nước ngoài yêu cầu những nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng phải áp dụng các biện pháp giảm thải khí các-bon trong quá trình sản xuất.
Lý do khiến các đối tác này bỏ ra nhiều nỗ lực để trở nên thân thiện với môi trường hơn là do xu hướng tiêu dùng mới. Một khảo sát của McKinsey cho thấy 76% người trả lời thuộc độ tuổi Millenial và 66% tất cả những người trả lời đều cân nhắc tính bền vững trong quyết định mua sắm của họ. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn những thương hiệu có cùng giá trị và sự ưu tiên giống họ. Vì vậy, tầm quan trọng của việc giảm phát thải các-bon đối với các doanh nghiệp ngày càng trở nên thôi thúc hơn bởi khách hàng ngày càng đề cao việc bảo vệ môi trường.
Chưa bao giờ những đòi hỏi về giảm thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường của khách hàng lại mạnh mẽ như hiện nay, đó là động lực khiến những nhà sản xuất Việt Nam đang đi tìm các giải pháp giúp họ đảm bảo sản xuất nhưng không tạo tác động xấu tới môi trường, chỉ như vậy Việt Nam mới có thể giữ vững vị thế top đầu khu vực về chế biến & sản xuất và đầu mối quan trọng của chuỗi cung ứng thế giới.
Đi kèm với xu hướng này là cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 – đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để thực hiện cam kết này thì Bộ Công Thương đã đề ra kế hoạch hành động hướng tới cam kết, trong đó bao gồm kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải khí nhà kính lớn như các nhà máy nhiệt điện, các cơ sở sản xuất công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính như thép, hóa chất, giấy, dệt nhuộm…
Sử dụng điện mặt trời áp mái là một trong những cách để doanh nghiệp có thể giảm thiểu tác hại đến môi trường, đáp ứng nhu cầu bền vững của người tiêu dùng, chính vì vậy hội thảo giúp cho doanh nghiệp sản xuất đến gần hơn với loại năng lượng xanh này thông qua những phân tích, nghiên cứu toàn diện được trình bày bởi các chuyên gia trong ngành.
Trong hai giờ hội thảo, doanh nghiệp tham dự không chỉ được giới thiệu về tiềm năng của thị trường điện mặt trời áp mái thông qua bài trình bày của các diễn giả mà còn được trực tiếp tham quan Hệ thống Điện Mặt trời Áp mái của của Toà Văn Phòng VSIP Bình Dương do VSSES thực hiện thi công và lắp đặt.
Trong tương lai VSSES sẽ tiếp tục mang tới các chương trình như thế này trên khắp cả nước nhằm nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp sản xuất tại VSIP về Điện Mặt trời mái nhà. Với kinh nghiệm chuyên môn dày dặn và mạng lưới đối tác rộng lớn tại Việt Nam, VSSES sẽ luôn đồng hành cùng VSIP trên con đường trở thành hệ sinh thái công nghiệp hàng đầu cả nước.
Các thông tin chính về hội thảo
Chủ đề: Giải pháp xanh tối ưu chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất.
Thời gian: 8:30 – 11:00, Thứ 3 ngày 12/7/2022
Địa điểm: Hội trường văn phòng VSIP I, số 8, Đại lộ Hữu Nghị, KCN Việt Nam – Singapore, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
Bài thuyết trình:
- Tương lai của thị trường Điện Mặt trời Áp mái (Diễn giả: Ông Phát Nguyễn, EVN PECC3)
- Điện mặt trời Áp mái: Giải pháp xanh tối ưu chi phí cho doanh nghiệp sản xuất (Diễn giả: Ông Kiệt Trần, VSSES)
- Các giải pháp cho nền công nghiệp hiệu quả năng lượng: LEED, RECs và Tín chỉ Carbon (Diễn giả: Ông Zaosh Elavia, Coral Future)