Cùng doanh nghiệp tháo gỡ những nút thắt trên chặng đường chuyển đổi xanh

Trước những tiêu chuẩn xanh đặt ra bởi EU, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường này một cách bền vững buộc phải chuyển đổi sang phát triển sản xuất xanh, ứng dụng công nghệ tiêu chuẩn cao để đảm bảo cung cấp sản phẩm xanh, sạch, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng bền vững của thị trường.

Cơ hội xen lẫn thách thức trước cánh cửa xuất khẩu hàng hóa

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã mang lại nhiều ưu đãi cho các ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU. Có thể nói, xuất khẩu sắt thép, nhôm… được hưởng lợi nhiều từ ưu đãi này mang lại, với kết quả là trong những năm gần đây xuất khẩu mặt hàng sắt thép các loại tăng trưởng khá cao, thậm chí lên tới 3 con số và đang có dấu hiệu khởi sắc ngay từ đầu năm 2024.

Tuy nhiên, từ năm thứ 3 trong lộ trình thực thi EVFTA, những lợi thế và kết quả này đã phần nào bị ảnh hưởng bởi EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao, gia tăng các yêu cầu về chất lượng đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, phát triển bền vững… với hàng hóa nhập khẩu, gọi chung là các “tiêu chuẩn xanh”.

Mục tiêu của Thỏa thuận Xanh Châu Âu

Kể từ ngày 1/10/2023, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU đã chính thức bước vào giai đoạn chuyển tiếp. Giai đoạn này sẽ kéo dài đến hết năm 2025, trong đó quy định việc các nhà nhập khẩu ở thị trường EU phải báo cáo danh sách hàng hóa có liên quan đến CBAM và lượng khí thải (trực tiếp và gián tiếp) của sản phẩm trong quá trình sản xuất.

CBAM là một công cụ chính sách mới của EU cho phép đánh thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu trong các lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon cao và có lượng khí khải carbon cao như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro (chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU). Thuế bổ sung này được gọi là thuế carbon và được tính toán dựa trên mức độ phát thải của sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Nghiên cứu tác động của CBAM, để thích ứng với sự thay đổi

Như vậy các sản phẩm sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ chính thức bị đánh thuế carbon khi xuất khẩu vào EU từ 01/01/2026. Trong tương lai, CBAM  dự kiến sẽ được mở rộng áp dụng cho các ngành hàng khác, để hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây không chỉ là thách thức đối với những doanh nghiệp mới xuất khẩu sang EU mà là thách thức với cả những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm tại thị trường này.

6 lĩnh vực chịu tác động của CBAM trong giai đoạn đầu

Hơn nữa, hiện nay, trước các quy định về kiểm soát phát thải nhà kính, trên thế giới nhiều tập đoàn hàng đầu như Nike, Adidas, Coca – Cola, Heineken… cũng đưa ra các tiêu chí quan trọng về môi trường để lựa chọn nhà cung cấp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào chuỗi của các thương hiệu toàn cầu cần đáp ứng quy định về giảm phát thải carbon.

Do vậy, giảm phát thải khí nhà kính vừa là xu hướng vừa là yêu cầu mà các doanh nghiệp phải thực hiện nếu Việt Nam muốn tham gia “cuộc chơi” toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang EU một cách bền vững buộc phải chuyển đổi sang phát triển sản xuất xanh, ứng dụng công nghệ tiêu chuẩn cao để đảm bảo cung cấp sản phẩm xanh, sạch, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng bền vững của thị trường.

Tăng tốc độ chuyển đổi năng lượng

Đứng trước những thách thức kể trên, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm như gang, thép, nhôm, xi măng, phân bón… cần tăng tốc chuyển đổi năng lượng và từng bước ứng dụng công nghệ phi carbon hóa trong sản xuất. Nhiều doanh nghiệp ngành sắt thép đang nỗ lực sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, như điện mặt trời áp mái để thay thế cho nguồn điện truyền thống, giúp giảm thiểu đáng kể lượng khí thải ra môi trường xung quanh.

Khách hàng đã tin tưởng chọn VSSES ắp đặt điện mặt trời áp mái, xanh hóa quá trình sản xuất sắt thép và hướng tới mục tiêu giảm thiểu khí thải

“Theo chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn, chúng tôi đã chọn hợp tác với VSSES để tiến hành lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái. Giờ đây, chúng tôi có thể an tâm sử dụng năng lượng xanh từ hệ thống này mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào, lại giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Sự chuyên nghiệp của VSSES được thể hiện xuyên suốt từ khâu đánh giá kết cấu mái đến bước kiểm tra cuối cùng, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn. Chúng tôi đánh giá cao đội ngũ VSSES luôn sẵn sàng nỗ lực hết mình để mang lại những dịch vụ tốt nhất.”

-Nhận xét từ Quý Khách hàng tại Hải Phòng-

VSSES tự hào khi là người đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ những nút thắt trên chặng đường chuyển đổi sang nguồn năng lượng xanh, góp phần giảm tác động xấu tới môi trường, nâng cao hình ảnh thương hiệu và năng lực cạnh tranh trên thị thường. Với Giải pháp Hợp đồng mua điện mặt trời mái nhà (PPA) mà VSSES cung cấp, các doanh nghiệp có thể:

Quý doanh nghiệp quan tâm có thể Đọc thêm về giải pháp PPA để hiểu rõ hơn vể mô hình bán điện của VSSES. Để xem chi tiết các dự án được thực hiện bởi VSSES, mời quý doanh nghiệp tham khảo tại đây. 

Liên hệ với VSSES ngay để tận hưởng nguồn năng lượng xanh với chi phí đầu tư 0 đồng.