Điện mặt trời áp mái – Chủ doanh nghiệp nên tự đầu tư hay chọn nhà đầu tư để hợp tác?
Những năm gần đây Việt Nam đón nhận sự phát triển bùng nổ về năng lượng mặt trời trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế, trong năm ngoái đã có 11,6 GW điện từ hệ thống năng lượng mặt trời được hòa vào mạng lưới điện quốc gia so với 5 GW chỉ đạt trong năm 2019. Việt Nam lại đang trên đường tiến tới mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050 theo như báo cáo của Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Hoang Dã (WWF) và Liên Minh Năng Lượng Bền Vững (VSEA) đã báo cáo, cho thấy thị trường này sẽ không ngừng phát triển và cạnh tranh hơn nữa. Qua đó, năng lượng Mặt trời sẽ đến gần hơn với người dân Việt Nam, giúp họ tiết kiệm chi phí điện năng và bảo vệ môi trường.
Không cần bỏ tiền đầu tư, vẫn có Điện mặt trời trên mái?
Đúng vậy! Giờ đây doanh nghiệp có quyền lựa chọn tự bỏ ra chi phí đầu tư, thiết kế, lắp đặt và vận hành một hệ thống năng lượng mặt trời áp mái cho nhà máy và kho bãi của mình; hoặc hoàn toàn chọn ra một nhà đầu tư thích hợp để “ngồi mát” và tận hưởng những “trái ngọt” từ ánh nắng mà hệ thống năng lượng mặt trời mang lại cho doanh nghiệp và thương hiệu của mình.
Hình thức này có nhiều tên gọi, Giải pháp ESCO (Energy Service Company) hoặc PPA (Power Purchase Agreement – Thỏa Thuận Mua Bán Điện). Qua đó, nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm bỏ ra tất cả mọi chi phí đầu tư, thiết kế – lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống năng lượng Mặt trời áp mái cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ trực tiếp tiêu thụ và mua lại lượng điện tạo ra từ hệ thống với mức giá do nhà đầu tư quy định và được chủ doanh nghiệp chấp thuận.
Lợi ích “có ngay” mà PPA – Thỏa Thuận Mua Bán Điện mang lại là gì?
Khi đặt bút ký vào Thỏa Thuận Mua Bán Điện, chủ doanh nghiệp chắc chắn sẽ có được một hệ thống năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà xưởng, nhà kho của mình. Qua đó, có ngay những lợi ích như:
- Không tốn chi phí đầu tư, chi phí vận hành.
- Tiết kiệm ngay điện sử dụng trong sản xuất khi mà giá điện EVN có xu hướng tăng 4-5% mỗi năm (theo VnExpress).
- Giới hạn rủi ro bởi nhà đầu tư sẽ vận hành và chịu mọi rủi ro liên quan đến hệ thống năng lượng Mặt trời.
- Giảm phát thải CO2 cho môi trường, qua đó vừa bảo vệ môi trường vừa tăng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp theo xu hướng năng lượng sạch của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
Đặc quyền của chủ doanh nghiệp trong PPA là gì?
Ưu điểm nổi trội nhất của PPA – Thỏa Thuận Mua Bán Điện đó là chuyển gánh nặng về tài chính và rủi ro từ chủ doanh nghiệp sang nhà đầu tư; không chỉ đảm bảo những lợi ích đến từ hệ thống năng lượng mặt trời mà còn cho phép chủ doanh nghiệp có những đặc quyền như:
Quyền lựa chọn hình thức giá điện: Thứ nhất, với PPA, chủ doanh nghiệp hiện có quyền lựa chọn hình thức giá điện. Chủ doanh nghiệp sẽ có thể lựa chọn sử dụng năng lượng xanh bằng cách trả giá điện cố định hoặc giá điện luôn thấp hơn một tỷ lệ nhất định so với giá điện của EVN trong toàn bộ thời Thỏa Thuận Mua Bán Điện. Tùy thuộc vào mục tiêu tiết kiệm của mình, chủ doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn hình thức phù hợp để mang lại lợi ích tốt nhất cho mình.
Quyền thương lượng giá điện: Thứ hai, chủ doanh nghiệp sẽ có quyền mua và quyền thương lượng với nhà đầu tư để có giá điện tốt nhất. Bằng trực giác, các nhà đầu tư sẽ cố gắng để đưa ra giá điện cạnh tranh nhất của họ. Giá điện của nhà đầu tư càng thấp so với giá điện hiện hành của EVN, thì doanh thu tiết kiệm mà chủ doanh nghiệp sẽ thu được càng cao khi hệ thống năng lượng mặt trời được chính thức vận hành. Qua đó, chủ doanh nghiệp có sức mạnh định hình thị trường năng lượng mặt trời, khiến cho việc sử dụng năng lượng sạch trở nên phù hợp và phổ biến hơn với thị trường Việt Nam.
Quyền sở hữu mà không cần đầu tư vốn: Thứ ba, chủ doanh nghiệp sẽ có thể sở hữu hệ thống năng lượng mặt trời mà không cần đầu tư vốn. Họ sẽ có sự linh hoạt để quyết định thời hạn sử dụng Thỏa Thuận Mua Bán Điện một cách tốt nhất để có thể sở hữu hệ thống năng lượng mặt trời và tận hưởng toàn bộ lợi ích của nó trở về sau. Tóm lại, với PPA – Thỏa Thuận Mua Bán Điện, chủ doanh nghiệp nay có thể sử dụng và sở hữu năng lượng sạch dễ dàng hơn.
Đã qua rồi cái thời mà các chủ doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ có thể chấp nhận mức giá của EVN và không có sự lựa chọn thay thế nào khác khi nhìn thấy chi phí điện ngày một tăng. Giờ đây, doanh nghiệp có thể đạt được thỏa thuận tốt nhất từ các nhà đầu tư về năng lượng mặt trời nhằm thu được lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp của họ.
Nếu có nguồn vốn lớn, chủ doanh nghiệp có nên tự đầu tư?
Giá trị và lợi ích mang lại của một hệ thống năng lượng mặt trời là không thể phủ nhận. Trên thực tế, có rất nhiều chủ doanh nghiệp nhìn thấy và hiểu rõ được điều đó nên quyết định bỏ ra chi phí và tự đầu tư hệ thống cho riêng doanh nghiệp mình.
Đối với một hệ thống năng lượng mặt trời áp mái có công suất tính theo đơn vị MWp, chi phí đầu tư lắp đặt có giá trị hàng chục tỉ đồng; thêm vào đó là chi phí vận hành và bảo trì lên đến hàng trăm triệu mỗi năm tương ứng theo công suất hệ thống. Để mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất, hệ thống năng lượng mặt trời theo quy mô công nghiệp phải luôn được chăm sóc, theo dõi và kiểm tra điều đặn. Qua đó, chi phí về sức người và trí óc để quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống cũng “đắt đỏ” không khác gì so với chi phí đầu tư ban đầu.
Điều này sẽ vô cùng rắc rối cho các chủ doanh nghiệp khi đã không cân nhắc chi phí về công sức mà họ phải bỏ ra cho hệ thống năng lượng mặt trời, thay vì phải tập trung phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt, trong trường hợp hê thống năng lượng Mặt trời gặp sự cố như sai phạm về đấu nối, sản lượng điện tạo ra bị hao hụt so với dự kiến, nguy hiểm cháy nổ, chủ doanh nghiệp sẽ phải hứng chịu mọi hậu quả và tự bỏ ra chi phí khắc phục chúng.
Vậy chủ doanh nghiệp nếu có đủ nguồn vốn thì có nên tự đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời? Câu trả lời nằm ở quan điểm của chủ doanh nghiệp về chi phí cơ hội của bản thân doanh nghiệp mình. Thay vì phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng đầu tư, hàng trăm triệu đồng để vận hành mỗi năm, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể dùng số tiền này phục vụ cho hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình cho khách hàng. Với hình thức PPA – Thỏa Thuận Mua Bán Điện, tất cả mọi chi phí và rủi ro sẽ được chuyển sang cho nhà đầu tư, những đơn vị với khả năng tài chính và kinh nghiệm triển khai sẽ có trách nhiệm đảm bảo cho hệ thống năng lượng Mặt trời được vận hành tốt nhất, mang lại lợi ích cho bản thân và khách hàng của họ là chủ doanh nghiệp.
Tác giả: Hai. L – VSSES